Đèn ô tô bị mờ, ánh sáng yếu, bên trong đọng hơi nước – nhất là sau mưa hoặc sáng sớm – là tình trạng nhiều tài xế gặp phải. Không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn, hiện tượng này còn làm mất thẩm mỹ xe. Liệu đây có phải là lỗi kỹ thuật ? Và có thể tự xử lý tại nhà được không ? Hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục đèn oto bị hấp hơi nước hiệu quả ngay sau đây.

1. Nguyên nhân đèn pha bị hấp hơi nước

Hiện tượng đèn ô tô bị hấp hơi nước chủ yếu bắt nguồn từ sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa bên trong và bên ngoài cụm đèn – đặc biệt dễ xảy ra khi trời mưa, rửa xe, hoặc vào sáng sớm.

Trên thực tế, hầu hết các cụm đèn pha đều có các lỗ thông hơi nhỏ để cân bằng áp suất và tản nhiệt, giúp đèn không bị biến dạng do nhiệt sinh ra khi sử dụng. Những lỗ này được thiết kế đủ nhỏ để nước không lọt vào, nhưng hơi ẩm trong không khí vẫn có thể xâm nhập. Khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn bên trong, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các giọt li ti bám trên mặt kính đèn, tạo cảm giác “mờ sương”.

de-xe-oto-ngoai-troi-mua-co-sao-khong
Đèn oto bị hấp hơi không phải do lỗi kĩ thuật

Điều quan trọng là: đây không phải lỗi kỹ thuật. Hiện tượng ngưng tụ này xảy ra một cách tự nhiên – tương tự như kính xe bị mờ khi bạn bật điều hòa trong ngày mưa. Nó thường sẽ tự biến mất khi nhiệt độ ổn định trở lại hoặc đèn được bật lên và làm khô phần hơi nước bám bên trong.

Ngay cả trong sách hướng dẫn sử dụng của nhiều hãng xe, hiện tượng này cũng được nhắc đến như một hiện tượng vật lý bình thường, không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của đèn nếu chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ.

Xem thêm: Ô tô để ngoài trời mưa thường xuyên có sao không ?

Do va chạm hoặc tác động vật lý

nguyen-nhan-den-pha-oto-bi-hap-hoi-nuoc

Ngay cả khi xe không bị va chạm trực tiếp vào cụm đèn, các va đập ở phần đầu xe vẫn có thể khiến đèn bị lệch nhẹ, tạo khe hở nhỏ. Những khe hở này đủ để hơi nước lọt vào, đặc biệt dễ xảy ra khi trời mưa hoặc rửa xe. Vì vậy, sau mỗi lần va chạm – dù nhỏ – bạn nên kiểm tra lại đèn xe, ngay cả khi đèn không bị nứt vỡ.

Do lỗi lắp ráp từ nhà sản xuất

Trong một số trường hợp hiếm gặp, xe mới mua vẫn có thể bị hấp hơi nước ở cụm đèn. Đây thường là lỗi kỹ thuật nhỏ trong quá trình lắp ráp tại nhà máy. Nếu xe của bạn thuộc diện này, hãy yên tâm vì bạn hoàn toàn có thể liên hệ đại lý hoặc hãng xe để được kiểm tra và bảo hành miễn phí.

Lỗi khi độ xe, lắp thêm thiết bị hoặc sửa chữa không đúng cách

tai-sao-den-oto-bi-dong-hoi-nuoc

Việc độ xe hay lắp thêm phụ kiện như đèn LED, đèn bi, dải LED trang trí… nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể khiến đèn bị lắp lệch, không khít, gây hở. Tình trạng này cũng xảy ra khi sửa chữa tại các cơ sở kém uy tín, kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm. Hậu quả là đèn dễ bị lọt hơi ẩm, phải sửa đi sửa lại nhiều lần rất phiền phức.

Lời khuyên: Khi độ xe hoặc sửa chữa, bạn nên chọn garage uy tín, có kỹ thuật viên lành nghề và cam kết bảo hành rõ ràng để tránh phát sinh lỗi gây hấp hơi đèn sau này.

Cách khắc phục hiện tượng đèn pha bị mờ sương tại nhà

Hầu hết đèn pha ô tô hiện đại đều được thiết kế với các lỗ thông hơi nhỏ để giúp tản nhiệt và tránh áp suất bên trong tăng cao. Tuy nhiên, chính những lỗ này cũng tạo điều kiện cho hơi ẩm trong không khí xâm nhập khi thời tiết nồm ẩm, mưa hoặc rửa xe, gây nên hiện tượng hấp hơi.

Một số tài xế cho rằng bịt kín các lỗ này sẽ giúp đèn không bị mờ sương, nhưng theo các chuyên gia, việc bịt kín hoàn toàn là không nên – vì có thể gây hư hại cho cụm đèn do không thoát nhiệt được.

cach-xu-ly-den-oto-bi-hap-hoi-nuoc
Nhiệt lượng từ bóng đèn làm bay hơi nước trong đèn

Dưới đây là một số cách đơn giản để xử lý tại nhà:

Trường hợp nhẹ – đọng hơi mỏng

Nếu chỉ xuất hiện một lớp sương mỏng bên trong đèn:

  • Hãy khởi động xe, bật đèn pha trong khoảng 1–2 phút.

  • Nhiệt lượng từ bóng đèn và động cơ sẽ giúp làm khô hơi nước, đèn sẽ sáng rõ trở lại.

Trường hợp nặng – hơi nước đọng thành giọt lớn

Nếu đèn bị hấp hơi nghiêm trọng hơn:

  • Khởi động xe sớm trước giờ sử dụng khoảng 30 phút.

  • Bật đèn pha để nhiệt từ bóng đèn làm khô lớp hơi ẩm.

  • Bạn có thể kết hợp dùng máy sấy tóc (chế độ nhiệt vừa) hơ quanh vỏ đèn để đẩy nhanh quá trình làm khô – lưu ý không để máy sấy quá gần hoặc hơ quá lâu tại một điểm để tránh làm nóng chảy nhựa.

Lưu ý: Nếu đèn xe thường xuyên bị hấp hơi nặng hoặc kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của việc đèn bị hở hoặc gioăng cao su bị xuống cấp – nên kiểm tra kỹ lại hoặc mang xe đến garage uy tín để xử lý dứt điểm.

Facebook Messenger Icon
Chat Facebook
Zalo Icon
Chat Zalo
Phone Icon
0901 322 106