Khi chọn mua ô tô, ngoài kiểu dáng, trang bị hay giá cả, nhiều người dùng đặc biệt quan tâm đến một câu hỏi tưởng đơn giản nhưng lại khiến không ít người băn khoăn: máy dầu hay máy xăng thì bền hơn? Câu hỏi này không chỉ là chuyện của sở thích cá nhân, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bảo dưỡng, độ ổn định lâu dài và giá trị sử dụng của chiếc xe theo năm tháng. Mỗi loại động cơ đều có điểm mạnh – điểm yếu riêng, nhưng xét về độ “trâu bò”, máy nào mới thực sự là “chiến binh bền bỉ” trên hành trình dài ?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về sự khác biệt giữa hai loại động cơ này – để bạn có thể tự tin đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mình.

1. Xe xăng và xe dầu khác nhau như thế nào ?

Động cơ máy xăng là gì ?

Đúng như tên gọi, động cơ máy xăng sử dụng xăng làm nhiên liệu. Loại động cơ này hoạt động nhờ bugi đánh lửa, đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí bên trong xi-lanh để sinh công, tạo lực đẩy giúp xe vận hành.

cau-tao-cua-oto-may-xang

Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng

Động cơ xăng thường hoạt động theo nguyên lý bốn kỳ, bao gồm:

  • Kỳ hút: Xi-lanh hút hỗn hợp xăng – không khí (gọi là hòa khí) vào buồng đốt.
  • Kỳ nén: Piston nén hòa khí ở áp suất và nhiệt độ thấp.
  • Kỳ nổ (sinh công): Bugi phát tia lửa điện, đốt cháy hòa khí. Quá trình cháy sinh ra lực đẩy piston xuống, tạo công cho động cơ.
  • Kỳ xả: Piston đẩy khí thải ra ngoài qua van xả, kết thúc chu trình.

nguyen-ly-hoat-dong-dong-co-may-xang

Ưu điểm của xe máy xăng

  • Vận hành êm ái, mượt mà: Xe sử dụng động cơ xăng thường có tiếng máy nhẹ, êm hơn đáng kể so với máy dầu, tạo cảm giác lái dễ chịu hơn.
  • Khả năng tăng tốc tốt: Động cơ xăng có thể đạt vòng tua cao (lên đến 15.000 vòng/phút), giúp xe tăng tốc nhanh chóng, phù hợp cho người thích cảm giác lái thể thao.
  • Thân thiện hơn với môi trường: Xe máy xăng thường có lượng khí thải ít hơn và không gây mùi dầu nồng trong cabin như xe máy dầu.

Nhược điểm của xe máy xăng

  • Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn: So với máy dầu, động cơ xăng “ăn” nhiên liệu nhiều hơn, đồng nghĩa với chi phí vận hành cao hơn.
  • Tính an toàn thấp hơn: Xăng dễ bốc cháy ở nhiệt độ cao, do đó trong trường hợp va chạm mạnh, nguy cơ cháy nổ trên xe máy xăng cao hơn so với xe máy dầu.

Động cơ dầu diesel – “Chiến binh” mạnh mẽ, bền bỉ

Khác với động cơ xăng, động cơ dầu diesel (máy dầu) sử dụng nhiên liệu là dầu diesel và không cần bugi để đánh lửa. Thay vào đó, động cơ sinh công bằng cách nén không khí tới nhiệt độ cao, sau đó phun dầu vào để tự cháy trong buồng đốt.

cau-tao-dong-co-may-dau-oto

Nguyên lý hoạt động của động cơ dầu

Giống như động cơ xăng, máy dầu hoạt động theo nguyên lý 4 kỳ: hút – nén – nổ – xả, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt ở quá trình đánh lửa:

  • Kỳ hút: Xi-lanh hút không khí vào buồng đốt (không hút nhiên liệu như máy xăng).
  • Kỳ nén: Không khí được nén đến mức áp suất và nhiệt độ rất cao.
  • Kỳ nổ (sinh công): Dầu diesel được phun trực tiếp vào buồng đốt. Dưới áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy mà không cần bugi. Quá trình cháy này tạo ra lực đẩy piston, sinh công cho động cơ.
  • Kỳ xả: Khí thải được đẩy ra ngoài qua van xả, hoàn tất chu trình.

Ưu điểm của động cơ diesel

tai-sao-may-dau-mac-hon-xe-may-xang

Tiết kiệm chi phí vận hành lâu dài: Một trong những lợi thế lớn nhất của máy dầu chính là mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn máy xăng nhờ hiệu suất đốt cháy cao. Ngoài ra, giá dầu diesel thường rẻ hơn xăng, giúp người dùng tiết kiệm đáng kể chi phí khi di chuyển nhiều. Dù chi phí mua xe máy dầu ban đầu có thể cao hơn, nhưng về lâu dài, tổng chi phí sử dụng lại “dễ thở” hơn hẳn, đặc biệt với những ai thường xuyên phải chạy đường dài hoặc chở nặng.

An toàn hơn và ít hỏng vặt: So với xăng, dầu diesel khó bắt cháy hơn vì chỉ cháy được khi đạt đến nhiệt độ và áp suất rất cao. Điều này giúp giảm đáng kể nguy cơ cháy nổ, đặc biệt trong các tình huống va chạm. Không chỉ vậy, động cơ diesel không sử dụng bugi hay bộ chế hòa khí, nên cấu tạo đơn giản hơn ở một số khía cạnh và ít gặp sự cố vặt, từ đó giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Khả năng kéo khỏe, chịu tải tốt: Máy dầu nổi bật với khả năng sản sinh mô-men xoắn lớn ngay từ vòng tua thấp, giúp xe tăng lực kéo mạnh mẽ, leo dốc tốt và chở nặng hiệu quả. Đó là lý do vì sao những dòng xe bán tải, SUV off-road hay xe thương mại thường được trang bị động cơ dầu – vì đơn giản là chúng “trâu” hơn trong điều kiện làm việc nặng.

Hiệu suất hoạt động vượt trội: Xét về hiệu quả vận hành, động cơ diesel có hiệu suất đốt cháy cao hơn khoảng 1,5 lần so với máy xăng, nhờ tỉ số nén lớn và quá trình cháy diễn ra tối ưu hơn. Nhờ đó, xe máy dầu thường mạnh mẽ hơn, bền bỉ hơn và tiêu hao nhiên liệu ít hơn trên cùng một quãng đường.

Vì sao xe máy dầu đắt hơn xe máy xăng ? Giá bán xe máy dầu thường cao hơn là điều dễ hiểu vì chúng sở hữu mô-men xoắn lớn, tiết kiệm nhiên liệu và hiệu suất vận hành cao hơn. Để đáp ứng được áp suất làm việc lớn trong buồng đốt, các chi tiết trong động cơ diesel cũng cần được chế tạo chắc chắn, bền bỉ hơn – đây chính là nguyên nhân chính khiến chi phí sản xuất và giá bán xe máy dầu cao hơn.

Nhược điểm của động cơ diesel

  • Trọng lượng lớn và tăng tốc chậm: Máy dầu có thiết kế nặng hơn, nên cùng công suất thì khả năng tăng tốc sẽ kém hơn máy xăng.
  • Chi phí sửa chữa cao: Hệ thống bơm cao áp, kim phun nhiên liệu ở động cơ dầu được chế tạo chính xác cao. Khi hư hỏng, chi phí sửa chữa không hề rẻ.
  • Giá thành sản xuất cao: Do phải chịu áp suất lớn, các bộ phận bên trong động cơ dầu cần chế tạo chắc chắn hơn, kéo theo giá xe cao hơn ban đầu.
  • Khí thải và tiếng ồn: Dù đã cải thiện, nhưng xe máy dầu vẫn gây tiếng ồn lớn hơn, khí xả có mùi nồng và mức phát thải cao hơn máy xăng, kém thân thiện với môi trường.

Máy dầu và máy xăng máy nào bền hơn ?

Nếu xét riêng về độ bền cơ học, động cơ dầu diesel thường “nhỉnh” hơn so với máy xăng. Nhờ cấu tạo chắc chắn, khả năng chịu áp suất và nhiệt độ cao, cùng với thiết kế tối ưu cho các điều kiện vận hành khắc nghiệt, máy dầu có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài, ít hỏng vặt và phù hợp với xe thường xuyên chở nặng, chạy đường dài hoặc địa hình khó.

Tuy nhiên, sự bền bỉ của một chiếc xe không chỉ nằm ở động cơ, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sử dụng của người lái, tần suất bảo dưỡng định kỳ và điều kiện vận hành thực tế. Dù là máy xăng hay máy dầu, nếu được chăm sóc đúng cách, vận hành hợp lý thì đều có thể “đồng hành” bền lâu theo năm tháng.

2. Đi gia đình nên mua xe máy dầu hay máy xăng ?

di-gia-dinh-nen-mua-may-xang-hay-dau

Nếu bạn đang tìm một chiếc xe để sử dụng cho gia đình – đưa đón con đi học, chở cả nhà đi chơi, di chuyển trong phố – thì xe máy xăng là lựa chọn hợp lý hơn. Động cơ xăng vận hành êm ái, ít tiếng ồn, không tạo mùi khó chịu trong khoang nội thất. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ và người lớn tuổi vì khói bụi và mùi dầu từ xe máy dầu có thể gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, xe máy xăng cũng dễ lái, tăng tốc tốt và phù hợp với điều kiện đô thị. Vì vậy, với nhu cầu gia đình, nên ưu tiên chọn xe máy xăng để có trải nghiệm dễ chịu và thoải mái hơn.

3. Cách nhận biết xe chạy bằng máy dầu hay máy xăng

Trên thị trường hiện nay, xe sử dụng động cơ xăng vẫn chiếm số lượng áp đảo, đặc biệt ở các phân khúc phổ biến như hatchback, sedan, crossover hay các dòng xe đô thị cỡ nhỏ. Trong khi đó, nhiều mẫu SUV và bán tải tại Việt Nam lại có cả hai phiên bản: xăng và dầu, điển hình như Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport hay Ford Ranger.

Việc phân biệt xe chạy bằng xăng hay dầu diesel là điều rất quan trọng, nhất là đối với những ai mới lái xe, mượn xe hoặc chưa quen xe. Bơm nhầm nhiên liệu có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ, gây tốn kém không nhỏ cho việc sửa chữa. Thực tế, không ít người đã vô tình bơm nhầm xăng cho xe chạy dầu hoặc ngược lại, chỉ vì không nhận biết rõ loại nhiên liệu xe sử dụng.

Dưới đây là hai cách đơn giản và chính xác nhất để nhận biết xe ô tô của bạn sử dụng loại nhiên liệu nào:

Kiểm tra nắp bình nhiên liệu

cach-nhan-biet-xe-xang-hay-dau

Nhiều hãng xe – đặc biệt là các thương hiệu đến từ châu Âu và Mỹ – thường in rõ ký hiệu loại nhiên liệu ngay trên nắp bình xăng/dầu. Nếu là xe máy dầu, bạn sẽ thấy ký hiệu “DIESEL”. Đây là cách nhanh nhất để nhận diện, đặc biệt khi cần tiếp nhiên liệu tại trạm.

Quan sát tiếng máy khi khởi động

Đây là cách khá dễ nhận biết với những ai có một chút kinh nghiệm:

  • Xe máy dầu khi nổ máy thường phát ra tiếng ồn lớn hơn, tiếng “lạch cạch” đặc trưng và độ rung mạnh hơn so với xe máy xăng.
  • Xe máy xăng hoạt động êm hơn, tiếng máy nhỏ và mượt, phù hợp với người ưa sự nhẹ nhàng.

Lưu ý: Một số dòng xe đời mới đã cải thiện tiếng ồn, nên nếu khó phân biệt thì nên kết hợp thêm các cách khác.

Xem sổ đăng kiểm xe

nhan-biet-xe-may-xang-hay-dau-qua-so-dang-kiem

Trong sổ đăng kiểm, thông tin về loại nhiên liệu mà xe sử dụng luôn được ghi rõ ràng. Đây là nguồn thông tin chính xác nhất, giúp bạn xác định xe chạy máy xăng hay máy dầu một cách chắc chắn – nhất là với những mẫu xe đã qua sử dụng hoặc xe lạ.

Tra cứu thông số kỹ thuật online theo tên xe và phiên bản

Nếu bạn không có giấy tờ hoặc xe lạ, bạn có thể tra cứu online theo tên xe – đời xe – phiên bản trên website của hãng hoặc các trang thông tin ô tô uy tín (ví dụ: toyota.com.vn, oto.com.vn,…).

Ví dụ: Toyota Fortuner 2.4 MT là máy dầu, trong khi Fortuner 2.7 AT là máy xăng.

Facebook Messenger Icon
Chat Facebook
Zalo Icon
Chat Zalo
Phone Icon
0901 322 106